Trần thạch cao là gì?

Trần thạch cao là trần được lắp ghép bằng nhiều tấm thạch cao với hệ khung trần. Hay để nói chi tiết ta có thể xem trần thạch cao là 1 kết cấu tổ hợp của nhiều lớp vật liệu bao gồm: Khung xương thạch cao, tấm thạch cao, sơn bả và các vật tư phụ liên quan. Trong đó:

– Khung xương thạch cao sẽ có tác dụng tạo hệ kết cấu vững chắc để treo cả hệ trần lên sàn bê tông cốt thép hoặc kết cấu mái của căn nhà thông qua các ti treo.

– Tấm trần thạch cao thì có tác dụng tạo mặt phẳng cho trần, tấm được liên kết trực tiếp với hệ khung thông qua vít chuyên dụng.

– Lớp sơn bả : Tạo độ nhẵn mịn, đều mầu cho bề mặt trần


 

Ưu nhược điểm của trần thạch cao

Trần nhà thạch cao hiện nay được sử dụng nhiều trong các công trình lớn và trong xây dựng nhà cửa. tạo sao trần thạch cao được sử dụng nhiều như vậy? trần thạch cao có ưu và nhược điểm gì trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ tất cả.

Ưu điểm của trần thạch cao

Ưu điểm của trần thạch cao là đa dạng mãu mã và tính thẩm mỹ cao. Nếu không tinh mắt, bạn sẽ dễ nhìn nhầm trần thạch cao là trần đúc thật. Với đặc tính nhẹ và công nghệ tạo bọt hiện đại, thạch cao không bắt lửa, không sinh khói bụi như một số loại vật liệu khác. Trần vách thạch cao còn rất bền, mát, cách âm, tạo được hoa văn theo ý thích và không bị nấm mốc.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thạch cao xuất xứ khác nhau như: Việt Nam liên doanh, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật… Giá cả các loại này không chênh lệch nhau.

Mỗi tấm thạch cao thường có kích thước 1,23×2,41m, tương đương một tấm ván ép. Thêm một ưu điểm nữa là thạch cao dễ cắt ghép theo ý muốn. Hai mặt của tấm thạch cao được dán một loại giấy đặc biệt để trét mastic.

Trần thạch cao có hai loại: trần nổi (trần tấm thả) và trần chìm.

Ưu điểm của trần nổi là thi công khung xương trước, tấm thạch cao định hình cố định sau đó được thả vào khung xương; khi sửa chữa dễ dàng, bạn có thể tháo rời hoặc thay tấm hỏng. Trần nổi phù hợp với các công trình lớn, nhà xưởng, hội trường… Tuy nhiên, tính thẩm mỹ của trần nổi không bằng trần chìm.

Ưu điểm của trần chìm là đẹp, phẳng, có thể tạo nhiều hoa văn. Dùng xi măng tạo đường chỉ trang trí giúp trần đẹp và bền nhưng giá thành khá cao. Trần chìm dễ kết hợp với đèn trang trí, cắt, ghép, uốn cong… nên có thể thiết kế nhiều hình dạng và không gian khác nhau. Khuyết điểm của trần chìm là không thể sửa từng tấm nếu trần hỏng hoặc ố màu. Bạn phải gỡ nguyên trần để sửa nhà.

Ngoài nhà đúc giả, trần thạch cao cũng được ứng dụng vào nhà đúc thật để giấu dây điện, đường truyền Internet hoặc cách âm, cách nhiệt…


 

Nhược điểm của trần thạch cao.

Thứ nhất, trần thạch cao rất kỵ nước. Trước khi thi công ghép trần, bạn phải kiểm tra kỹ mái tôn hoặc mái ngói. Tuyệt đối không được để lỗ rò trên mái làm trần thấm nước. Đặc biệt, với mái ngói, khi mưa lớn tạt vào các khe hở, nước sẽ nhỏ giọt xuống trần.

Thạch cao sẽ nhanh bị ố vàng và rất xấu. Vì vậy, bạn nên trét lại các khe hở của mái ngói. Để khắc phục vết ố, bạn phải cho thợ xây dựng chà, trét mastic và sơn lại. Tuy nhiên, màu sơn mới rất khó đồng màu với trần nhà cũ. Nếu thi công kỹ, mái nhà không bị rò nước, bạn có thể giữ trần thạch cao đẹp và bền từ 5-10 năm.

Thứ hai, thạch cao dùng lâu ngày sẽ bị co lại. Thạch cao bị co làm xuất hiện các vết nứt trên trần nhà, đặc biệt ở những vị trí trét xi măng. Hiện tượng này thường xảy ra với trần chìm. Những vết nứt sẽ lớn dần và gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, khi trần mới xuất hiện vết nứt, bạn nên cho dặm và sơn lại.

Chiêm ngưỡng ngay những mẫu trần thạch cao phòng khách đẹp nhất hiện nay

Giá thi công trần thạch cao là bao nhiêu?

Giá thi công trần thạch cao là bao nhiêu đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Trong mục dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn mức giá thi công trần thạch cao chi tiết nhất bạn hãy tham khảo ngay nhé!

 
 

 

0912 851 858